Trong các nghệ thuật quản lý doanh nghiệp và vận hành cho chúng chạy theo trình tự “automatic” thì chắc chắn phải có một khâu, đó là phân công công việc cho nhân viên của mình làm đúng các trình tự như vậy. Tuy nhiên tôi thấy mấy anh bạn tôi cũng làm giám đốc thường đi ngược lại những nghệ thuật quản trị doanh nghiệp tiên tiến. Bằng cách không tin vào nhân viên, hầu như mọi việc họ đều báo cáo giám đốc và chờ xử lý, và đương nhiên giám đốc cứ bận tối mắt tối mũi với vài việc vặt vãnh như “anh ơi em hết bút” hoặc “anh mua tẩy nhé”
Mấy hôm trước, thằng bạn tôi làm công ăn lương ở một đơn vị “có tí nước ngoài” nhưng cũng không khá lên được. Nhờ góp ý chân thành và xin nhận thêm trách nhiệm mà nó bị đuổi việc kèm theo câu nói với “em không thể trao sổ đỏ cho anh”.
Tin tưởng nhân viên, quy định chặt chẽ việc mày làm gì ở đâu, nghĩa vụ ra sao sẽ giúp nhân viên làm trơn tru mọi việc, giúp cho các công việc được nối tiếp nhau và giám đốc chẳng phải care cái gì. Tuy nhiên đứng đằng sau đó lại là câu chuyện khá thú vị khác.
Ông bạn tôi làm bàn ghế game, ổng hay tâm sự rằng hầu hết các “nguyên vật liệu” đều do giám đốc trực tiếp đặt hàng và gọi hàng về, còn nhân viên thấy hết thì báo lên giám đốc chứ không bao giờ được nhập hàng. Ổng sợ nếu lộ ra thì nhân viên có thể tự nhập được hàng mà sản xuất mất của ổng.
Thực ra cái lo lắng này là thừa thãi, thừa tới cái độ không thể thừa hơn, kể cả cái nút nhựa ông ấy cũng dấu nhẹm mối nhập. Nói thật là thằng ngu thì chả bao giờ làm nổi cái trò gì là một, thứ hai là nếu là thằng thông minh thì chả bao giờ có chuyện nó không lần được mối nhập hàng. Tiếp nữa, là kinh doanh được nó còn phụ thuộc vào hàng ngàn các vấn đề khác như tổ chức nhập hàng, sản xuất, thuê mặt bằng nhà xưởng, khách hàng và nhiều yếu tố khác. Nếu một giám đốc mà sợ thì sợ cả đời !
Nếu như ông cần giữ, có lẽ là khách hàng, vì khách hàng mà trung thành với ông thì bao nhiêu thằng làm sản phẩm ấy cũng phải phá sản vì không chiếm được thị trường. Tôi biết rất nhiều ông cùng lĩnh vực của nó phải phá sản. Đấy, có vốn, có đam mê mà còn phải phá sản. Ông bạn tôi thì sợ mấy thằng công nhân 😀
Giá kể như nó chỉ giữ một bí kíp nào đó thôi, còn đâu giao mối nhập hàng cho nhân viên, thì chả bao giờ hàng bị trễ vì phải qua nhiều khâu báo cáo. Chưa kể ông giám đốc lúc nào cũng tất bật như nhân viên. Vậy thì thời gian đâu mà các ông đi giao tiếp, giữ khách hàng hoặc tìm mối khách hàng mới nữa ? Trời đánh ạ ! Lợi bất cập hại !
Lại nhớ tới công ty cũ của tôi, giám đốc phân công cho nhân viên “làm y lệnh” mà không chia sẻ gì, không phân tích cái gì với cái gì, ổng sợ nhân viên biết được công việc của mình, ổng sợ nhiệt tình luôn ấy. Và nhân viên thì cứ răm rắp làm như công thức, không góp ý, không cống hiến, hết việc thì về nhà ngủ. Và cuối cùng ổng phải sập tiệm vì không thể đua với các công ty khác được. Biết đâu nếu ổng chia sẻ một chút thôi, lũ nhân viên khốn nạn như tôi lại có cao kiến gì góp ý thì sao. Giữ cái gì chứ giữ một sản phẩm đã có mặt trên thị trường là siêu khó. Đặc biệt là đất nước Việt chúng ta vốn cũng chả có mấy phát minh, độc làm theo đã mệt rồi. Đằng nào ra thị trường nó cũng bị làm giả !
Đa nghi như Tào Tháo thì Tào cũng chết lắc đó thôi !
Môi trường làm việc ở Việt Nam là vậy đó, sếp nghi ngờ nhân viên, còn nhân viên thì làm cho qua ngày, nên rất khó phát triển.
Giờ Kiếm việc làm khá khó khăn nên chuyện đó là không có gì lạ
Cũng tùy thôi a ơi. không phải ông xếp nào cũng như vậy đâu.Chứ mấy công ty vừa và nhỏ cỡ khoảng 3-4 nhân viên hay 9-10 nhân viên gì đó mà không tin tưởng nhân viên thì sao mà phát triển được.
Nói đi cũng phải nói lại các bác à! vì mình thấy đa số nhân viên ở việt nam làm việc rất thiếu trách nhiệm, cẩu thả, và đặt biệt là rất hay rút ruột mỗi khi Sếp không để ý